Chủ Nhật, 5 tháng 9, 2010

Những ký năng cần thiết để thành công trong quảng cáo E-Marketing

Làm thế nào để thành công trong e-marketing? Sau đây là một vài gởi ý cho các bạn:
1. Kỹ năng quản lý thông tin.
Đây là việc làm cần thiết để nhanh chóng tìm ra khách hàng khi muốn tiếp cận một khách hàng nào đó.
2. Kỹ năng xử lý thông tin
Hết sức cần thiết để chọn lọc ra đúng đối tượng khách hàng mà công ty đang nhắm đến.
3. Hiểu biết về công nghệ thông tin - IT
Tất nhiên khi làm e-marketing phải hiểu rõ IT, đặc biệt là kỹ năng internet. Phải làm sao mình nỗi bật giữa trăm ngàn công ty khác trên mảnh đất online. (Dịch từ trang: http://marketskill.blogspot.com )
Hãy góp thêm ý kiến để trao đổi nhé.... :-)

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010

Vì sao những người trúng số độc đắc thường hay trắng tay

Lâu nay nhiều người nghĩ rằng trúng số là của trời cho. Vì vậy, số tiền lớn bổng chốc bốc khói. Thậm chí, họ còn thâm hụt hơn nhiều hơn vào tài sản của họ có trước khi trúng số. Vậy nguyên nhân từ đâu? Và làm gì để khắc phục vấn đề này?
Của trời cho
Rất sung sướng và hồ hởi là cảm giác của hầu hết những người trúng số độc đắc. Bổng chốc mình đã trở thành triệu phú, ôm trong mình một số tiền khổng lồ, quá sự tưởng tượng của mình.
Khi đó, hầu hết mọi người đều cho rằng của trời cho nên cứ tiêu sài. Đây là một sai lầm căn bản có thể dẫn đến phá sản nhanh chóng. Họ thoải thích với việc tiêu sài, mua những vật dụng đắt tiền để thoải những cơn nghiền mà từ trước đến giờ chưa được thực hiện. Hơn nữa, nhiêu người đã tiêu sài vào những việc vô bổ; điều này không những hại chính bản thân mình mà còn hại đến gia đình.
Mọi việc như đảo lộn khi mọi thứ chưa vào sự kiểm soát. Đùng một cái họ lại mở ra công việc làm ăn kinh doanh, họ chỉ nghĩ rằng tiền sẽ giải quyết được mọi việc. Nhưng hết rắc rối này đển rắc rối khác nảy sinh ra trong việc kinh doanh, vì họ không có thời gian suy tính những điều đó.
Tất cả những việc đó làm khối tài sản nhanh chóng có của họ lại nhanh chóng ra đi đến độ không ngờ. Tất cả nguyên nhân có thể xuất phát từ việc thiếu khả năng kiểm soát tài chính.
Cách khắc phục
Khi trúng số với số tiền lớn điều đầu tiên cần biết đấy là sự bình tĩnh và sáng suốt. Phải biết biến sự may mắn này thành tài sản ổn định cho bản thân và gia đình.
Trước hết, trang trải tất cả những món nợ trước đây mà mình không thể trả; sửa chữa nhà cửa nếu cần, và nên nhớ mua những vật dụng cần thiết; không nên mua những thứ không cần thiết.Có thể suy tính mua đất hoặc mua nhà.
Có thể gởi số tiền đấy vào ngân hàng. Ngân hàng sẽ giúp chúng ta bớt việc trông qua tiền bạc, và có thể có thêm một phần lãi mới.
Một phần làm từ thiện. Việc này sẽ giúp mình cảm thấy có ích và thoải mái.
Kế tiếp, không nên nghe mọi người mà vội vàng đầu tư làm ăn. Vì trong lúc này tinh thần vẫn còn sự phấn chấn quá độ, nên việc tính toán và suy nghĩ vẫn có thể có sự nhầm lẫn.
Không nên vội vàng chuyển đổi việc kinh doanh mình đang làm. Hãy thong thả để có thời gian suy tính kỹ hơn.
Những điều trên đây có thể phần nào giúp mọi người kiểm soát được tài sản và biến nó thành nguồn thu nhập ổn định cho cuộc sống của mình.
(quantrikinhdoanhhue)

Tự tạo blog

Trang TỰ TẠO BLOGGER http://tutaoblog.blogspot.com/ nhằm giúp các bạn từng bước thiết lập một blog trên blogger với sự chỉ dẫn đơn giản, dễ hiểu và được mô tả bằng hình ảnh.
Đồng thời trang TỰ TẠO BLOGGER sẽ có từng phần nâng cao cho các bạn muốn hoàn thành cho mình một trang blog chuyên nghiệp hơn.
Mời các bạn xem ở đây: http://tutaoblog.blogspot.com/

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2010

Năm cấp lãnh đạo cần suy ngẫm

1. Mọi người đi theo bạn vì họ phải theo.
Tầm ảnh hưởng của bạn sẽ không vượt quá giới hạn trong công việc. Nếu bạn ở cấp độ này càng lâu, tỷ lệ xin nghỉ việc càng cao và tinh thần làm việc càng xuống thấp.

2. Sự chấp thuận:
Mọi người đi theo bạn vì họ muốn. Nhân viên làm việc cho bạn không chỉ vì chức danh bạn đang nắm giữ. Cấp độ này tạo không khí làm việc vui vẻ, tự nguyện. Tuy nhiên, nếu duy trì quá lâu ở cấp độ này mà không tiến triển, bạn sẽ khiến những người làm việc tận tụy vì mình cảm thấy sốt ruột.

3. Kết quả:
Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho tổ chức. Ở cấp độ này, hầu hết mọi người đều có thể cảm nhận được thành công. Họ yêu quý bạn và những gì bạn đang làm. Đó là động lực giúp bạn dễ dàng giải quyết mọi vấn đề.

4. Phát triển con người:
Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho họ. Sự tăng trưởng dài hạn diễn ra ở cấp độ này. Sự tận tụy phát triển lãnh đạo sẽ đảm bảo sự phát triển liên tục cho tổ chức và cá nhân. Hãy làm bất cứ điều gì bạn có thể để đạt được và duy trì ở cấp độ này.

5. Vĩ nhân: Vai trò lãnh đạo thể hiện ở sự kính trọng của nhân viên, những cộng sự trong một môi trường làm việc. Mọi người đi theo bạn vì con người bạn và điều bạn đại diện. Cấp độ này dành cho những lãnh đạo dành nhiều thời gian phát triển con người và tổ chức. Trên thực tế, rất ít người đạt được cấp độ này. Người đạt được cấp độ này là người xuất chúng.
Trích cuốn sách "Nhà lãnh đạo 360 độ" do Alpha Books ấn hành.

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

Xây dựng thương hiệu từ bên trong

Tôi xin trích ra một số ý kiến khá hay của Đoàn Thiên Hưng - Phó Tổng Giám đốc- Nhân Luật Group (đăng trên VNexpress.net) về vấn đề xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp từ bên trong. Sau đây là 3 ý kiến khá lý thú:

- Thẳng thắn, trung thực khi truyền thông thương hiệu đến nhân viên. Đó không chỉ là phương pháp xây dựng lòng tin với thương hiệu mà còn giúp cho nhân viên cảm thấy mình người quan trọng trong chiến lược phát triển công ty. Điều này là cơ sở để xây dựng lòng tin và thiện chí của khách hàng, đối tác sau này.

- Rút ngắn khoảng cách giữa nhân viên với ban lãnh đạo, nhân viên với nhân viên bằng những chương trình, hội thảo hoặc những dịp như tôn vinh nhân viên nỗ lực, ngày hội nhân viên... Đây là cơ hội để ban lãnh đạo chia sẻ định hướng phát triển thương hiệu và hoạch định thực hiện. Trong các hội thảo, ghi nhớ nên dành thời gian lắng nghe nhiều hơn bởi đây là dịp nhân viên chia sẻ những khó khăn, kinh nghiệm trong quá trình trực tiếp làm việc với khách hàng. Chính trong những buổi nói chuyện như vậy, đội ngũ bán hàng sẽ giúp các nhà quản lý có được những ý tưởng mới về xây dựng thương hiệu.

- Khen thưởng những nhân viên xuất sắc trong phát triển thương hiệu công ty: đó là những người có sáng kiến hiệu quả, những ý tưởng hay cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu; hoặc là nhân viên tạo được hiệu quả công việc từ sự nhiệt tâm và hết lòng vì khách hàng…

(Mời các bạn xem bài đầy đủ tại link này: http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Kinh-nghiem/2010/08/3BA1EC78/)

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2010

Góc ảnh vui

Trang Góc ảnh vui rất vui được góp thêm một nụ cười mới mẻ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
Mời các bạn xem tại http://gocanhvui.blogspot.com/
Trang Góc ảnh vui trân trọng chào đón các bạn!

http://gocanhvui.blogspot.com/

Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2010

Quy trình đưa đến thành công

Đúc kết lại kinh nghiệm lăn lộn trên thương trường của mình, tôi nhận thấy quy trình chung có thể đưa mọi người đến thành công có thể rút ngọn như sau:

- Phải xác định mục tiêu cuộc đời mình càng sớm càng tốt và hình dung rất rõ ràng về con người mình muốn trở thành (như tôi đã làm), điều này sẽ là động lực to lớn cho bạn mỗi khi vấp phải khó khăn.

- Để đạt được mục tiêu của mình, bạn không nề hà con đường phải trải qua, chấp nhận thay đổi phương pháp nhưng dứt khoát không thay đổi mục tiêu.

- Nên thử thách ở nhiều môi trường khác nhau để tìm ra vị trí thích hợp nhất. Những điều bạn đã làm, đã trải qua, cho dù không đến được cái đích mà mình mong muốn nhưng cũng không mất đi, nó sẽ là vốn sống giúp bạn đạt được thành công sau này.

- Cách nhanh nhất để đạt được mục tiêu phải tìm được một người thày. Người thày ở đây có thể là một con người cụ thể, một cuốn sách gối đầu giường... Mình sẽ có cơ hội được nhận miễn phí những kinh nghiệm mà người khác đã phải trả giá đắt.

- Trước khi bắt tay vào lập nghiệp hãy nhìn ra thế giới và tìm hiểu một khái niệm mới với người Việt Nam nhưng đã rất phổ cập ở các nước phát triển đó là khoa học học làm giàu. Nếu bạn chưa có nhiều tiền để tham gia những khóa học như tôi đã học, thì Internet là công cụ tốt giúp bạn thực hiện điều đó.
(Trích từ bài của Lê Dũng -Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó TGĐ Công ty IDT International- đăng trên vnexpress.net)

Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2010

Kim Tứ Đồ của Robert Kiyosaki


Phần 1: Bạn đang ở đâu trong kim tứ đồ

Bạn là người quan tâm đến Đầu tư ? Bạn đang làm công việc đầu tư hay mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này ? Bạn có hiểu " Đầu tư " có nghĩa là gì không ?

Đầu tư là từ để chỉ việc đem công sức, trí tuệ, tiền bạc làm một việc gì nhằm đem lại kết quả, lợi ích nhất định. ( ví dụ : đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản.. )

Kiyosaki nhấn mạnh vào cái ông gọi là "giáo dục tài chính". Ông nói rằng các kỹ năng trong cuộc sống có thể học được tốt nhất qua kinh nghiệm và đó là các bài học không bao giờ được giảng dạy trong nhà trường. Ông cho rằng cách giáo dục truyền thống chủ yếu chỉ dành cho những ai muốn trở thành người làm thuê hay làm tư nhân, và đó là tư tưởng của "thời đại công nghiệp". Và theo Kiyosaki, để có được sự tự do về tài chính, mọi người cần có doanh nghiệp riêng hoặc trở thành một nhà đầu tư.

Trong cuốn sách, Kiyosaki trình bày về một thứ gọi là" Kim tứ đồ CASHFLOW " :

Trong đó tiền trên thế giới được kiếm ra được miêu tả như trong hình. Hình vẽ gồm có bốn nhóm, chia ra bởi hai đường thẳng. Ở mỗi nhóm có một chữ đại diện cho cách mà cá nhân kiếm tiền. Các chữ đó là:

* E: Người làm thuê (Employee) - làm việc cho người khác.
* S: Người làm tư nhân hoặc chủ một doanh nghiệp nhỏ (Self-employed/Small business owner) - nơi một người có công việc riêng và trở thành chủ của chính họ.
* B: Chủ doanh nghiệp (Business owner) - nơi một người có một "hệ thống" kiếm tiền, tốt hơn so với một công việc để kiếm tiền.
* I: Nhà đầu tư (Investor) - Dùng tiền để nhận một số tiền hoàn lại rất lớn.


Những ai ở bên trái (E và S), thì người đó không bao giờ đạt được sự giàu có thật sự. Ngược lại, những ai ở phía bên phải (B và I), thì đang theo con đường đúng duy nhất để đạt tới sự giàu có thật sự.

Bạn có tự mình trả lời được là tại sao lại như vậy không ? Rất đơn giản.

E ( Empl0yee ): Người làm thuê, với mức lương không đủ chi, liệu có thể đi làm cả đời với ước mơ trở thành người giàu có không? Bạn có thể đáp trả lại tôi rằng vẫn có những người làm ở công ty nước ngoài, với chức vụ quản lý, hay CEO, với mức lương cao ngất ngưởng. Nhưng bạn đừng quên nhà nước vẫn luôn sẵn sàng đánh thuế bạn ( một cách triệt để nhất ). Nhân viên không đi làm thì không có lương, nhưng điều quan trọng nhất là mức lương mà bạn cho là "cao ngất ngưởng" ấy không bằng một cái móng tay của ông chủ công ty của bạn.

S ( Self-employed ) : Người làm tư nhân, họ là những người kinh doanh cá thể, họ tự mở cửa hàng và quản lý cửa hàng của chính họ. Kinh doanh cá thể thì ở Việt nam không thiếu, từ cửa hàng vi tính, hàng internet, cafe, đến hàng ăn, trà đá.. Thu nhập của họ phụ thuộc vào việc họ điều hành cửa hàng của họ như thế nào, thu nhập sẽ không ổn định và chứa nhiều rủi ro.

Kiyosaki nói rằng, những người nằm ở phía E và S là những người chỉ biết " làm việc cho đồng tiền ".

Mời xem tiếp phần 2: Kim Tứ Đồ của Robert Kiyosaki- Người làm thuê hay nhà đầu tư?

Kim Tứ Đồ của Robert Kiyosaki (phần 2)

Phần 2: Người làm thuê hay nhà đầu tư? (tiếp theo phần 1)

E ( Empl0yee ): Người làm thuê, với mức lương không đủ chi, liệu có thể đi làm cả đời với ước mơ trở thành người giàu có không? Bạn có thể đáp trả lại tôi rằng vẫn có những người làm ở công ty nước ngoài, với chức vụ quản lý, hay CEO, với mức lương cao ngất ngưởng. Nhưng bạn đừng quên nhà nước vẫn luôn sẵn sàng đánh thuế bạn ( một cách triệt để nhất ). Nhân viên không đi làm thì không có lương, nhưng điều quan trọng nhất là mức lương mà bạn cho là "cao ngất ngưởng" ấy không bằng một cái móng tay của ông chủ công ty của bạn.

S ( Self-employed ) : Người làm tư nhân, họ là những người kinh doanh cá thể, họ tự mở cửa hàng và quản lý cửa hàng của chính họ. Kinh doanh cá thể thì ở Việt nam không thiếu, từ cửa hàng vi tính, hàng internet, cafe, đến hàng ăn, trà đá.. Thu nhập của họ phụ thuộc vào việc họ điều hành cửa hàng của họ như thế nào, thu nhập sẽ không ổn định và chứa nhiều rủi ro.

Kiyosaki nói rằng, những người nằm ở phía E và S là những người chỉ biết " làm việc cho đồng tiền ".

Những người thuộc góc B , I thì đang theo con đường đúng duy nhất để đạt tới sự giàu có thật sự.

B ( Business owner ) : Doanh nhân, những người có trong tay số lượng vốn không nhỏ, đủ để có thể thành lập nên công ty của chính họ. Để thành lập một doanh nghiệp và vận hành nó trơn tru, bạn cần một vốn kiến thức và kĩ năng tương đối lớn. Không chỉ vậy, nó còn yêu cầu bạn phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, những mối quan hệ sâu rộng liên quan đến lĩnh vực của bạn. Ngoài ra bạn còn phải luôn sẵn sàng để mắt đến những đối thủ cạnh tranh của mình. Rủi ro không phải tương đối cao, mà là rất cao.

Những doanh nhân thành đạt là những người đạt được sự tự do về tài chính. Kiyosaki nói rằng, họ đã biết cách " bắt đồng tiền phục vụ cho mình ".

Nhưng, mở doanh nghiệp không phải lựa chọn duy nhất, chúng ta vẫn còn một lựa chọn thông minh khác, đó là Đầu tư.

I (Investor) : Nhà đầu tư, theo ta đã biết, là người đem công sức, trí tuệ, tiền bạc làm một việc gì đó, nhằm mang lại kết quả mong muốn. Kết quả cụ thể nhất chính là đồng Tiền. Đầu tư một khoản tiền nhỏ nhằm mang lại một khoản tiền lớn hơn.

Hiện nay có rất nhiều lĩnh vực mà ta có thể tham gia đầu tư. Chứng khoán ở Việt nam thời điểm này có vẻ không phải một lựa chọn sáng suốt lắm, khi mà ở đây số lượng những nhà " đầu cơ " nhiều hơn những nhà đầu tư (đúng nghĩa) rất nhiều. Bất động sản thì cũng không sáng sủa lắm, theo mấy ông báo chí nói thì BĐS nước ta đang lâm vào tình trạng đóng băng. Băng có đóng hay không không biết, chỉ biết là đất đai đã bị giới đầu cơ BĐS gom hết từ đời thủa nào rồi. Dự án chưa được công bố, thì đất đã được mua hết rồi...

Liệu có còn cơ hội cho những nhà đầu tư non trẻ ? Câu trả lời là Có.
Tuy nhiên, việc này đòi hỏi sự tìm tòi và khả năng dự đoán. Bạn hãy để ý mọi việc xung quanh, tôi chắc bạn sẽ tìm ra một vài cơ hội thích hợp. (Sưu tầm)

Xem Phần 1: Bạn đang ở đâu trong kim tứ đồ

Hai cách đơn giản và nhanh chóng để trở thành chủ kinh doanh

Có hai cách đơn giản và nhanh chóng để trở thành chủ của cơ sở kinh doanh hay chủ một doanh nghiệp:
1. Mua lại một cơ sở kinh doanh
Đây việc là cách nhanh chóng nhất để làm chủ. Tuy nhiên, để làm được việc này, bạn phải là người có tiền hay là giàu có.
Việc mua lại cơ sở kinh doanh phải được cẩn trọng lựa chọn để đạt được lợi ích lớn nhât.
Nhiều người thích mua lại cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, việc này tốt rất nhiều tiền để làm chủ được cở sở ấy.
Một số người khác lại mua lại cơ sở kinh doanh đang bị đình trệ hay tụt dốc. Đây là việc mạo hiểm. Mặc dầu vậy, bạn chỉ chi ra ít tiền hơn so với việc mua lại một cơ sở đang ăn nên làm ra. Chỉ cần bạn đủ khả năng để ổn định và phát triển cơ sở kinh doanh này. Có như thế thì bạn sẽ trở thành một ông chủ thật sự rồi đấy.
2. Mua nhượng quyền kinh doanh
Việc trả tiền cho việc nhận nhượng quyền kinh doanh cũng là cách để trở thành chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nhận nhượng quyền bạn cần phải chú ý:
Người nhượng quyền kinh doanh được quyền nhận tiền bán quyền kinh doanh và có thể thu phần trăm từ lợi nhuận kinh doanh mà bạn làm ra.
Cơ sở kinh doanh mà bạn mua từ việc nhượng quyền kinh doanh phải tuân thủ theo nguyên tắc hoạt động của cơ sở nhượng quyền và chịu sự giám sát của chủ nhượng quyền.
Tùy theo khả năng và sở thích của bạn, bạn hãy lựa chọn cho mình cách thức phù hợp. Chúc các bạn thành công. (Bài của quantrikinhdoanhhue)

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2010

Cơ Hội Kinh Doanh

Cơ hội kinh doanh luôn xuất hiện đâu đó quanh chúng ta. Nhưng làm thế nào để nắm bắt và chớp lấy đúng cơ hội phù hợp với năng lực của chúng ta?
Tất nhiên, ai cũng quan tâm liệu cơ hội kinh doanh đó có khả năng mang lại lợi nhuận cho mình hay không?
Cơ hội kinh doanh phù hợp với bạn sẽ được từng bước phân tích và hướng dẫn.
Hơn nữa, rất mong các bạn chia sẽ cơ hội kinh doanh và hợp tác kinh doanh cùng nhau tại trang này.
Chúc các bạn tìm thấy cơ hội kinh doanh tố và đừng bỏ lỡ cơ hội phù hợp nhé!

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2010

Marketing khi khởi nghiệp (phần 1)

(Phần 1)
Khi chuẩn bị khởi nghiệp, các chủ doanh nghiệp thường chú trọng đến các con số trong kế hoạch kinh doanh, coi trọng doanh thu, lợi nhuận mà quên đi những vấn đề cơ bản nhất về tiếp thị (Marketing). Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến marketing mà doanh nghiệp phải quan tâm ngay khi khởi nghiệp để định hướng cho hoạt động kinh doanh ngắn hạn một cách hiệu quả.

1. Xây đựng hình ảnh doanh nghiệp.
Khi mới ra đời, doanh nghiệp có một hình ảnh nhất định từ chính nhận thức cua khách hàng và công chúng, cho dù chủ doanh nghiệp có muốn điều đó hay không. Vì vậy, nếu không kiểm soát điều này ngay từ đầu, doanh nghiệp sẽ có thể mang một hình ảnh không như mong muốn và khó sửa đổi về sau. Hình ảnh không chỉ là những yếu tố bên ngoài, mà còn bao gồm cả những quan điểm, niềm tin, suy nghĩ, cảm nhận và tầm nhìn của khách hàng về doanh nghiệp.

2. Xây dựng thương hiệu.
Ngày nay, người tiêu dùng bình thường cũng có thể nhận ra không ít logo của các doanh nghiệp. Điều mà doanh nghiệp cần làm là đảm bảo sao cho logo của mình cũng có được khả năng nhận diện như vậy từ lúc mới ra đời. Mục đích của doanh nghiệp là làm cho khách hàng dễ nhớ đến mình. Vì vậy, cần xây dựng một thương hiệu có hình ảnh đơn giản nhưng độc đáo. Hình ảnh và thiết kế của logo cùng cách trang trí văn phòng, trụ sở làm việc, đồng phục của nhân viên... là những yếu tố tạo nên hình ảnh của thương hiệu, do đó chúng cần phải được quan tâm ngay từ những ngày đầu tiên. Nếu xây dựng được một thương hiệu tốt thì uy tín của doanh nghiệp sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của doanh nghiệp.

3. Quảng bá cho sản phẩm. Doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm tốt nhất trên thị trường nhưng nếu khách hàng không biết đến thì họ sẽ không mua nó. Vì vậy, doanh nghiệp phải làm cho khách hàng biết được sự có mặt của mình trên thị trường và dễ dàng liên hệ mua hàng của doanh nghiệp thay vì tìm đến các đối thủ cạnh tranh khác.

4. Phân khúc thị trường. Doanh nghiệp có thể thử nghiệm nhiều thị trưởng khác nhau và tiếp thị nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, nhưng không thể bán sản phẩm của mình cho tất cả khách hàng được. Hãy thử tiếp cận một số thị trường cụ thể và những khách hàng có khả năng hưởng lợi từ sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp nhiều nhất. Những tiêu chí phổ biến để phân khúc thị trường là tuổi tác, tôn giáo, giới tính và giá cả.

Xem tiếp phần 2: http://quantrikinhdoanhhue.blogspot.com/2010/07/marketing-khi-khoi-nghiep-phan-2.html

Marketing khi khởi nghiệp (phần 2)

Phần 2:
5. Gửi thư trực tiếp. Việc gửi những lá thư trực tiếp đến người tiêu dùng có hiệu quả không kém việc gửi một bức thư điện tử. Đối với khách hàng, có một thứ gì đó để cầm trên tay dường như vẫn là một hình thức tiếp thị tốt hơn việc độc thông tin trên màn hình máy tính.

6. Tiếp thị bằng điện thoại. Đừng nên “dội bom" khách hàng bằng những cuộc điện thoại tiếp thị. Nên biến cuộc điện thoại tiếp thị thành một cuộc hỏi thăm lịch sự hoặc đưa ra một lời mời chào cung cấp cho khách hàng một thứ gì đó miễn phí. Rất có thể vào cuối cuộc gọi, khách hàng sẽ tự nguyện mua hàng. Điều này sẽ làm giảm áp lực đáng kể cho các nhân viên bán hàng khi phải thực hiện các cuộc gọi cho những khách hàng chưa hề quen biết để chào hàng. Nói cách khác, khi nhân viên bán hàng bắt đầu cuộc điện thoại với khách hàng mà không hề đê cập đến chuyện mua bán thì khả năng khách hàng muốn tiếp tục câu chuyện rất cao.

7. Tiếp thị qua Internet. Một trang web được xây dựng hoàn chỉnh với sự giúp đỡ của các chuyên gia sẽ là một công cụ đắc lực để tăng cường sự nhận biết của khách hàng và tạo thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thực tế cho thấy thời gian "sống trên mạng" của nhiều khách hàng dài hơn thời gian dành cho bất cứ hoạt động nào khác trong ngày của họ.

8. Nỗ lực bán hàng. Doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không bán được hàng. Để bán được hàng, doanh nghiệp phải có thái độ thích hợp. Thái độ là một yếu tố có thể kiểm soát dễ dàng. Để bán hàng thành công, các nhân viên bán hàng cần phải có thái độ tích cực và có niềm tin đối với sản phẩm hay dịch vụ mà mình đang chào bán.

9. Thử nghiệm và đánh giá. Dù cho thực hiện bất cứ hoạt động tiếp thị nào thì doanh nghiệp vẫn phai theo dõi hiệu quả của nó, từ đó duy trì những hoạt động có tác dụng tốt nhất và loại bỏ những hoạt động không hiệu quả. (theo Doanhnhan360 từ nguồn Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần)

xem phần 1: http://quantrikinhdoanhhue.blogspot.com/2010/07/marketing-khi-khoi-nghiep-phan-1.html

Sai lầm muôn thuở trong kinh doanh

Một sai lầm muôn thuở trong kinh doanh là chú trọng vào việc hoàn tất một hợp đồng hơn là mở ra một mối quan hệ mới. Thử đặt mình vào vi trí của khách hàng, nếu một người luôn hối thúc bạn nhanh chóng chấp nhận mọt thỏa thuận mua bán, ngay lập tức bạn sẽ đặt nghi vấn. Có gì không minh bạch đằng sau sự nóng vội đó? Thỏa thuận này có đáng tin cậy không?

Một nhà kinh doanh siêu đẳng là người mà khách hàng tự tìm đến để mua sản phẩm của anh ta chứ anh ta không phải bán một thư gì cả. Để đạt đến đẳng cấp này, bạn phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và tạo lòng tin nơi khách hàng ngay từ đầu. Có thế bạn sẽ thất bại trong lần tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, thậm chí là liên tục thất bại trong những lần tiếp theo. Nhưng đừng vì vậy mà quên đi việc xây dựng hình ảnh tốt đẹp của bạn trong mắt khách hàng. Hãy gửi đến họ nhang thư giới thiệu một cách đều đặn. Những thư giới thiệu này không chỉ nói về bạn mà luôn nhớ rằng, nhu cầu của khách hàng là trên hết, hãy luôn hướng đến lợi ích của họ. Theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng và giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với họ trong từng giai đoạn. Thực tế cho thấy, những khách hàng khó tính nhất cũng thường là khách hàng trung thành nhất. Và yếu tố quan trọng nhất để chinh phục những khách hàng này, cũng là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với nhà kinh doanh, chính là sự uy tín. (theo doanhnhan360 từ nguồn Tạp Chí Nhịp Cầu)

Bảy bước chiến lược cho nhà kinh doanh (Phần 1)

Bài 1: 7 bước chiến lược
Thương trường là cuộc tỉ thí cam go, mà nhiều người đã thất bại và bở cuộc. Nhưng cũng có người dường nhủ sinh ra để làm kinh doanh, doanh thu của Công ty họ lên như diều gặp gió. Vậy bí quyết của họ là gì?

Sự khác biệt lớn nhất giữa một nhà kinh doanh thành công và người thất bại là kỹ năng giao tiếp với khách hàng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Sau đây, là 7 bước bạn nên thực hiện trước khi có cuộc hẹn đầu tiên với khách hàng.
Bước 1: "Bạn bán cái gì?"

Sản phẩm hay dịch vụ mà Công ty của bạn cung cấp là gì và đặc biệt là nó giúp gì cho khách hàng. Trả lời câu hỏi này rất quan trọng. Vì nó là bản tự giới thiệu của bạn đối với khách hàng tiêm năng. Hãy tập trả lời câu hỏi này thường xuyên sao cho mỗi khi cần giới thiệu, bạn luôn trình bày nó một cách ngắn gọn, súc tích và gây được ấn tượng ngay từ đầu.

Buớc 2: "Điều gì làm nên sự khác biệt của bạn so với các đối thủ?"

Khách hàng thường chỉ xoáy vào một điểm khác biệt nhất giữa Công ty của bạn và Công ty đối thủ, về giá cả chằng hạn. Do đó, bạn phải hiểu rõ đối thủ như hiểu chính mình để có sự so sánh chính xác nhất về những mặt mạnh, mặt yếu của cả hai bên. Hay dùng những điểm mạnh của mình để bù đắp cho nhang điểm yếu chứ đừng cố né tránh nó.

Bước 3: “Tại sao là Công ty bạn mà không phải là Công ty khác?”

Hãy giải thích một cách cặn kẽ và tận tình nhất tại sao mọi người lại chọn mua sản phẩm của bạn hơn là của nhang đối thủ khác. Bạn phải thu thập ý kiến phản hồi tích cực từ những khách hàng “ruột" để làm dẫn chứng cho những gì bạn nói.


Bước 4: Giá cả luôn là vấn đề quan trọng

Hãy thuộc nằm lòng câu trả lời: "Mặc dù chúng tôi không phải lúc nào cũng đưa ra những cái giá rẻ nhất, nhưng khách hàng vẫn chọn chúng tôi vì...". Và cách thông minh nhất là mượn tên những khách hàng có tiếng để tăng thêm giá trị lập luận của bạn.

(xem tiếp phần 2: http://quantrikinhdoanhhue.blogspot.com/2010/07/bay-buoc-chien-luoc-cho-nha-kinh-doanh_21.html )

Bảy bước chiến lược cho nhà kinh doanh (phần 2)

Phần 2:
Buớc 5: Tìm hiểu cặn kẽ về khách hàng

Để chuẩn bị thật tốt cho cuộc gặp gỡ "mặt đối mặt" với khách hàng, hãy bỏ thời gian tìm hiểu họ. Bằng nhiều nguồn khác nhau, có thể là Internet, website của Công ty khách hàng, phương tiện thông tin đại chúng hoặc ngay cả các đồng nghiệp của bạn cũng có thề giúp bạn thu thập thông tin.

Bước 6: Luôn chủ động dẫn dắt câu chuyện

Hãy vạch sẵn những điều bạn muốn nói và luôn là người mở đầu câu chuyện. Thông thường, bạn nên mở đầu bàng cách tự giới thiệu về Công ty mình, tiếp đó, đừng quên hỏi về đối tác. Đây là bước then chốt trong toàn bộ cuộc hẹn nên bạn phải luôn chuẩn bị sẵn sàng mọi câu hỏi và câu trả lời. Câu nào nên là câu mờ đầu và câu nào nên là câu kết thúc. Nên nhớ rằng, quá trình bán hàng là một cuộc đối thoại lâu dài và lời nói là vũ khí của một nhà kinh doanh, hay cố gắng mài dũa cho thật sắc bén.


Bước 7: Tiên liệu mọi tình huống

Bạn mong chờ gì sau khi kết thúc buổi hẹn? Dĩ nhiên là sự hài lòng của khách hàng và những tín hiệu cho thấy họ đã sẵn sàng hợp tác. Để nắm bắt cơ hội này, hãy luôn chuẩn bị bước tiếp theo. Có hai hướng đi cho bước kế tiếp này. Một là, chuẩn bị cuộc gặp thứ hai với khách hàng ngay trong tuần đó để bàn bạc về phòng kế hoạch sơ bộ. Cuộc hẹn lần này chắc chắn sẽ cần sự đầu tư nhiều hơn, bạn phải hiểu tường tận nhu cầu của khách hàng thì mới có thể làm cho họ hài lòng. Nên nhớ ràng, sự tận tụy của bạn sẽ tạo ấn tượng tốt và niềm tin cho khách hàng. Tuy nhiên, đừng quá hy vọng rằng, mọi chuyện sẽ suôn sẻ và hãy luôn chuẩn bị kế hoạch dự phòng. Nếu khách hàng mà bạn vừa gặp chưa đồng ý mua sản phẩm của bạn, hãy đề nghị gặp những người khác trong cùng bộ phận với người đó. Tiếp theo, bạn sẽ phỏng vấn những người này và làm một bản tổng kết về những thông tin bạn thu thập được. Khi bạn nắm vững mọi thông tin về khách hàng thì cơ hội "bắt" được họ sẽ cao hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn bỏ qua cơ hội lần này thì lượng thông tin đó cũng sẽ giúp bạn trong tương lai. Không bao giờ bỏ cuộc cũng là phẩm chất thiết yếu đối với nhà kinh doanh.(theo Nhất Nguyên- doanhnhan360 của nguồn Tạp chí nhịp cầu)

( xem phần 1: http://quantrikinhdoanhhue.blogspot.com/2010/07/bay-buoc-chien-luoc-cho-nha-kinh-doanh.html )

Thực chất chiến lược kinh doanh là gì?

+ Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn (phương hướng)
+ Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó (thị trường, quy mô)?
+ Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên những thị trường đó (lợi thế)?
+ Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng lực kỹ thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh được (các nguồn lực)?
+ Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (môi trường)?
+ Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và ngoài doanh nghiệp cần là gì (các nhà góp vốn)? (theo chungta)

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2010

Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi

Kotler hoàn toàn đồng ý với lời kêu gọi này. Quảng cáo đã được chú trọng quá nhiều trong quá khứ, đặc biệt là các quảng cáo truyền thông quy mô lớn. PR vẫn còn khá mới mẻ và chưa được quan tâm đúng mức. PR bao gồm rất nhiều công cụ khác nhau: xuất bản phẩm, sự kiện, tin tức, tham gia cộng đồng, vận động hành lang và đầu tư cho xã hội,…. Khi một khách hàng nhìn thấy một quảng cáo, họ biết ngay đó là một… quảng cáo, và họ cố gắng tránh xa nó.
PR rõ ràng có một cơ hội tốt hơn để truyền tải thông điệp của bạn tới đông đảo mọi người. Hơn nữa, những thông điệp PR có thể làm mới lại và đáng tin cậy hơn. PR được trang bị những công cụ tốt hơn để xây dựng một hình ảnh đẹp về sản phẩm hay dịch vụ mới. Có thể thấy, mối quan tâm tới PR đang gia tăng – minh chứng rõ nét nằm ở đầu đề cuốn best-selling gần đây của Al và Laura Ries – Quảng cáo thoái vị, PR lên ngô. (theo Lienket247)

Mù quáng không nhận ra những thay đổi lớn trên thị trường giao tiếp truyền thông

Về vấn đề các công ty vẫn tiếp tục chi tiền cho quảng cáo trên truyền hình, thậm chí ngay cả khi các kênh truyền hình mới ra đời ngày một nhiều, và họ không nhận ra rằng tính hiệu quả của phương thức này đang suy giảm.

Các công ty dường như vẫn mù quáng không nhận ra những thay đổi lớn trên thị trường giao tiếp truyền thông. Việc quảng cáo với tần xuất lớn, lãng phí tiền bạc và chọc tức mọi người đã trôi qua. Kotler khuyên rất nhiều khách hàng nên giảm dần ngân quỹ dành cho quảng cáo trên truyền hình.

Nếu quốc gia của bạn chỉ có một vài đài truyền hình, một vài đài truyền thanh và một số ít tờ báo, thì chiến lược quảng cáo trên các phương tiện này sẽ rất hiệu quả. Nhưng khi một quốc gia có hàng trăm đài truyền hình, hàng nghìn tờ báo, thì việc tiếp cận một số lượng đông đảo người xem sẽ rất tốn kém.Thậm chí cả những quảng cáo tại các sự kiện hay giải thể thao lớn như Olympic cũng đang mất dần tính hiệu quả. Sự phân đoạn mạnh mẽ của thị trường yêu cầu các nhà tiếp thị cần thay đổi mục tiêu tiếp thị và quan tâm tới tiếp thị cá nhân. Hành động này sẽ giúp các công ty tiết kiếm đáng kể chi phí quảng cáo. Liệu có hiệu quả với việc quảng cáo thức ăn cho mèo trên đài truyền hình quốc gia nếu chỉ có chưa tới 25% gia đình nuôi mèo?(theo Lienket247)

Các giải pháp thay thế khi dường như các quảng cáo trên truyền hình đang mất dần sự hiệu quả

Theo Kotler, ngày nay trung bình một người bình thường nhận được hàng trăm quảng cáo mỗi ngày. Quảng cáo trên truyền hình mất đi tính hiệu quả vì sự gia tăng chóng mặt số lượng các quảng cáo, số lượng các kênh truyền hình cũng như việc giảm thời lượng xem truyền hình của người xem. Kết quả là các nhà tiếp thị phải quan tâm tới những phương thức khác để thu hút sự chú ý của mọi người. Dưới đây là một số giải pháp:

Nhà tài trợ. Thông qua chương trình tài trợ, các công ty có thể đặt logo của mình trên các sân vận động, in trên quần áo vận động viên, hay trên sân khấu trình diễn,… để thu hút sự chú ý của mọi người.
Được đề cập tới trong các show truyền hình, các buổi trò chuyện trước công chúng,… Tại Mỹ, trong một show truyền hình buổi tối, MC nổi tiếng David Letterman thường đề cập một cách gián tiếp tới các nhãn hiệu nổi tiếng và các lời khuyên mua sắm.
Sắp đặt, bố trí sản phẩm. Trong bộ phim 007 nổi tiếng, Die Another Day, điệp viên James Bond lái chiếc xe Aston Martin, sử dụng điện thoại di động Sony và đeo chiếc đồng hồ sang trọng hiệu Omega. Các sản phẩm cũng được đề cập tới trong các cuốn truyện 007.
Xúc tiến trên đường phố. Nhiều hãng điện thoại di động đã thuê những nam nữ diễn viên nổi tiếng đi lại trong những khu vực đông người và đề nghị người qua đường chụp cho họ một tấm hình sử dụng chiếc điện thoại di động mới. Rõ ràng rằng người chụp ảnh sẽ rất ấn tượng và nói với mọi người về chiếc điện thoại di động có chụp hình đó.
Chứng thực của những nhân vật nổi tiếng. Lời chứng thực chất lượng sản phẩm của siêu sao bóng rổ Michael Jordon đã giúp doanh số bán hàng của Nike tăng vọt. Hay lời chứng thực bất ngờ của cựu thượng nghị sỹ Mỹ Bob Dole đã khiến cả nước Mỹ quan tâm tới Viagra.
Quảng cáo trên thân thể. Nhiều sinh viên đại học Mỹ trong thời gian qua đã đồng ý để hãng Dunkin Donuts in logo trên trán họ trong một thời gian nhất định.
(Theo Lienket247. com)

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2010

Những việc nên làm và không nên làm khi khởi nghiệp

Những việc nên và không nên làm khi khởi nghiệp?

5 điều nên làm: Tâm, Trí, Tín, Chí, Minh


Tâm: Làm việc vì ý nghĩa cuộc sống và mục tiêu tốt đẹp của công việc


Trí: Làm việc mà mình hiểu về nó và liên tục học hỏi để thành công. Thất bại cũng không nản, vì “Thất bại là mẹ thành công”.


Chí: Làm việc kiên tâm, kiên trì và làm tất cả kể từ việc nhỏ


Tín: Trong mọi trường hợp, kể cả khi thất bát thua thiệt, phải giữ đúng lời hứa và cam kết của mình. Chữ “tín” được coi là số 1 trong làm ăn, kinh doanh, thậm chí chữ “tín” còn được xem là chiến lược, là phương pháp kinh doanh.


Minh: có sự sáng suốt, biết nuôi dưỡng niềm đam mê và khát vọng thành công. Cần có tầm nhìn xa, nhạy bén; có sự quyết đoán, đột phá.


5 điều không nên làm:


Không thụ động, lười biếng, nản chí bỏ việc giữa chừng.


Không ăn gian, làm giả hay làm việc phạm pháp, chỉ nghĩ về lợi ích của mình mà quên đi người khác.


Không mạo hiểm theo lời người khác khi cả Tâm và Lực mình đều chưa sẵn sàng.


Không làm việc qua loa.


Không tự hành hạ mình vì thất bại. Khi thất bại, cần tỉnh táo để phân tích nhằm tránh thất bại ở lần sau. ( Theo Dân Trí)

Khởi nghiệp với 50 triệu đồng

Kết quả nhiều nghiên cứu xã hội học cho thấy hơn 52% bạn trẻ muốn làm chủ công việc của mình. Ước nguyện của các bạn là khởi nghiệp thành công. Nhưng làm sao đây khi trong tay bạn chỉ có một số vốn ít ỏi, cụ thể như con số 50 triệu đồng?

Nếu chỉ có số vốn 50 triệu đồng, liệu tôi có thể mở ra kinh doanh?

Có khá nhiều cơ hội cho việc khởi nghiệp với số vốn của bạn. Chúng tôi có thể gợi ý một số công việc đơn giản như: Làm chủ cửa hàng văn phòng phẩm, mở quán bán thức ăn sáng/ tối, làm chủ một cửa hàng hoa, mở dịch vụ gói quà và giao nhận quà; mở tiệm rửa xe…


Các bước khởi nghiệp?

Không bàn đến khởi nghiệp tự phát, chúng tôi muốn giúp bạn có định hướng căn bản để thành công trong việc khởi nghiệp.

Trước tiên bạnphải biết khách hàng của mình là ai? Họ sống ở đâu? Thói quen của họ là gì? Họ thường làm gì? Mua gì? Mua như thế nào và trả giá bao nhiêu cho sản phẩm họ thích?… Tóm lại bạn phải thấu hiểu khách hàng mục tiêu. Lưu ý đây là khách hàng thật chứ không phải khách hàng tưởng tượng. Người thợ săn cần nhắm vào con chim nhất định trong bầy để bắn thì sẽ có nhiều khả năng bắn hạ được nó. Nếu chỉ bắn bừa thì bầy chim nghe động sẽ bay hết thôi.

Kế đến bạn cần lên kế hoạch kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh cần đáp ứng được các tiêu chí sau đây:


- Có hệ thống: Việc này liên thông và hỗ trợ việc kia.


- Trả lời được 5W (What? Why? When? Where? Who?) cùng 2 H (How we/they do that? How much that cost?)


- Thực tiễn có tính khả thi.


- Tính được ROI (Return on Investment) để xác định chu kỳ vốn, lãi suất và cân đối đầu tư. Điều cần lưu ý là kể cả khi bắt đầu bạn sử dụng mặt bằng nhà mình và không nhận lương, bạn vẫn cần phải tính các khoản này vào chi phí để xác định hiệu quả thật của việc kinh doanh.


Chọn quy mô và loại hình kinh doanh: Loại hình kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty THHH một thành viên, công ty TNHH nhiều thành viên, công ty cổ phần hay công ty liên doanh liên kết.


Nghĩ và thiết kế tên, thương hiệu, biểu tượng


Thực hiện các thủ tục cần thiết với cơ quan quản lý. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách liên hệ với chính quyền địa phương, sở Kế hoạch - Đầu tư và cơ quan thuế nơi bạn sẽ hoạt động hay đăng ký kinh doanh để nhận được các mẫu biểu và kê khai viết theo các biểu mẫu này. Sau đó nộp lại để nhận phiếu hẹn và các hướng dẫn tiếp theo. Bạn cũng có thể thuê một đơn vị dịch vụ làm việc này. Thông thường là các công ty kiểm toán, tư vấn và văn phòng luật sư. Phí cho dịch vụ này hiện dao động từ 8.00 nghìn đến 1 triệu đồng.( Theo Dân Trí)

Kinh doanh theo nhóm

Bài 2: Kinh doanh theo nhóm

Kinh doanh theo nhóm được hiểu là việc hai hoặc nhiều thành viên cùng nhau góp vốn để kinh doanh. Các loại hình mà chúng ta có thể tìm thấy là các loại hình sau: Công ty TNHH và Công ty Cổ Phần

Chúng ta khoan hãy bàn về vấn đề góp vốn như thế nào, ai quản lý doanh nghiệp mà hãy tập trung quan tâm tới việc công ty như thế khởi nghiệp có gì thuận lợi và khó khăn. “Buôn có bạn, bán có phường”, việc đứng ra một mình kinh doanh một mình là việc rất mạo hiểm và mang tính rủi ro cao. Thường khi khởi nghiệp người ta thích tìm những bạn bè cùng chí hướng. Những bạn bè này không chỉ là những người góp vốn mà sẽ là những người cùng điều hành công ty. "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao" một người làm việc sẽ vấp phải nhiều vấn đề khó khăn, nhưng nhiều người cùng làm việc sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Khởi nghiệp theo nhóm giúp bạn có thể phân tán rủi ro vì có nhiều người tham gia cùng bạn góp vốn, cùng bạn điều hành công ty, mặt khác bạn cũng có thể đầu tư vào nhiều doanh nghiệp và đảm nhận nhiều vị trí khác nhau. Khởi nghiệp cùng nhóm còn có thể đảm bảo các nguyên tắc quản trị khi các quyết định kinh doanh, quản trị doanh nghiệp sẽ dựa trên quyết định của tập thể. Ngoài ra làm việc nhóm sẽ đem lại sự sáng tạo trong sản xuất,kinh doanh vì có sự tham gia brainstorming-một phương pháp tư duy theo nhóm -của nhiều người.

Khởi nghiệp luôn là hành trình gian nan, vất vả đầy cam go, nếu có những người bạn đồng hành ở bên cạnh trợ giúp thì con thuyền sẽ đi đúng hướng và mau tới đích hơn là loay hoay một mình giữa biển cả mênh mông. Mặc dù vậy con thuyền nào cũng đòi hỏi thuyền trưởng cũng như doanh nghiệp cần có lãnh đạo. Lúc này chúng ta phải quyết đinh xem ai là người sẽ lãnh đạo doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. Người lãnh đạo giỏi sẽ là người đi đầu và xây dựng lên nhóm làm việc của mình. Họ có nhiều xu hướng, phong cách khác nhau nhưng họ phải có một điểm chung là điều hành tốt nhóm của mình.

Khởi nghiệp với nhóm có điểm tốt nhưng cũng tồn tại những mặt hạn chế mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra như xung đột về lợi ích khi góp vốn, quản lý doanh nghiệp, chia lợi nhuận, rút vốn… và những xung đột khác trong quyết định của doanh nghiệp.

Bản thân tôi và các bạn của tôi cũng rất đam mê mở một doanh nghiệp khi ra trường kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Chúng tôi ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường đã phân chia nhau nghiên cứu một số phần trong doanh nghiệp để tập sự làm các dự án kinh doanh. Tôi là trưởng nhóm nên nghiên cứu bao quát toàn bộ doanh nghiệp và bộ phận marketing. Sau quá trình làm việc với nhau với dự án Café Doanh Nhân, chúng tôi đã thu được cả thành công và thất bại. Thành công lớn nhất mà chúng tôi nhận được là tinh thần làm việc nhóm, sự chia sẻ, sự sáng tạo của tập thể, chỉ với vài tháng hè chúng tôi đã cho ra đời một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Trong thời gian làm việc nhóm tôi đã rút được nhiều kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc,lãnh đạo… và vấn đề tôi thấy khó khăn nhất là sự nhất trí các quyết định của nhóm. Không chỉ bản thân nhóm của tôi mà các doanh nghiệp có hai thành viên trở lên luôn luôn mắc phải sự xung đột này, nhiều doanh nghiệp chỉ vì không giải quyết được các xung đột này đã thất bại ngay từ nội bộ. Cho dù sau này chúng tôi có mở hay không mở doanh nghiệp mà mình mong muốn nhưng câu hỏi lớn nhất mà chúng tôi đặt ra là "Chúng ta chơi với nhau tốt nhưng làm việc với nhau có thật sự hiệu quả?" (theo saga.vn)

Một cá nhân đứng ra khởi nghiệp là gì?

Bài 1: Một cá nhân đứng ra khởi nghiệp là gì?

Khi một cá nhân đứng ra khởi nghiệp là việc anh ta sử dụng vốn và trí não để kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho bản thân. Bản thân những người tự mình đứng ra khởi nghiệp luôn là những người có đam mê và nhiệt huyết. Không chỉ riêng cá nhân tôi và xã hội luôn phải trân trọng những con người này, bao năm bao cấp chúng ta đã có những suy nghĩ sai lầm về kinh doanh và điều đó đã đẩy nước nhà vào khủng hoảng vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Sau đổi mới, có rất nhiều doanh nghiệp ra đời và đã cho ra đời một thế hệ doanh nhân đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam. Họ là những con người có tầm nhìn, có những khát vọng và dám đứng ra để đương đầu với những thử thách để xây dựng cho bản thân và đất nước những doanh nghiệp mà ngày nay chúng ta đã nhìn thấy họ dám đương đầu với những thách thức bên ngoài như Trung Nguyên, Kinh Đô, Thái Tuấn , Mai Linh, LiOA, Prime Group…

Chúng ta đáng tự hào và kính trọng họ về những cố gắng, công sức của họ đưa Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Những doanh nhân trên có những thành công có thể xuất phát từ bản thân, có thể xuất phát từ một tập thể. Nhưng liệu đã bao giờ bạn đặt câu hỏi :

"Tự mình kinh doanh tốt hơn hay kinh doanh với một nhóm người tốt hơn?"

Để giúp những doanh nhân thể hệ trẻ có thể chuẩn bị hành trang khi khởi nghiệp chúng ta phải biết chúng ta sẽ làm gì? làm như thế nào? liệu có thể làm được không?

Cá nhân kinh doanh

Chúng ta sẽ bắt đầu nói về việc tự bản thân đứng ra kinh doanh. Một cá nhân khi đứng ra kinh doanh có thể lựa chọn một trong các hình thức đầu tư sau :

- Kinh doanh cá thể (Hộ gia đình)

- Doanh nghiệp tư nhân

Đây là sự phân chia mà khi ngồi trên giảng đường ai cũng đã biết khi học về các thành phần kinh tế. Kinh doanh cá thể có thể đem lại cho ông chủ toàn bộ lợi nhuận trên vốn bỏ ra, người làm chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định vận mệnh của doanh nghiệp mình. Cá nhân kinh doanh sẽ giúp cho bản thân họ không phải đi làm thuê cho người khác mà đi làm thuê cho chính mình. Tự họ bỏ tiền, tự họ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp thuộc dạng này phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ, cửa hàng kinh doanh tự phát, số vốn cũng không lớn vì khó có thể huy động các nguồn tài trợ từ bên ngoài.

Khởi nghiệp theo hình thức kinh doanh một mình có những điểm lợi và cũng có những điểm hại do tỉ lệ rủi ro cao vì tập trung toàn bộ vốn vào kinh doanh, mặt khác vì tự kinh doanh nên quyền quyết định sẽ nằm ở người chủ, khi đó sẽ nảy sinh sự độc đoán, bảo thủ… Các cụ xưa đã có câu " Đơn thương độc mã" để ám chỉ những hình ảnh cô đơn lang thang trên một con đường mà không có ai là bầu bạn. Con đường có thể dài có thể ngắn, chàng hiệp sỹ có thể giỏi có thể không, lấy gì đảm bảo cho chàng sẽ an toàn đi được đến đích.
(theo Saga.vn)

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2010

Chiến lược kinh doanh quan trọng như thế nào?

Bạn có nghĩ rằng chiến lược kinh doanh là cái sống còn còn của doanh nghiệp? Doanh nghiệp có nên phổ biến rộng rãi chiến lược cho các nhân viên trong doanh nghiệp?
Xin mời thảo luận....

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

Các phương tiện Marketing trực tuyến ?

Các phương tiện marketing trực tuyến bao gồm nhiều phương thức khác nhau mà các công ty có thể sử dụng để giới thiệu về sản phẩm đến các doanh nghiệp và cá nhân tiêu dùng. Tuy nhiên, việc ứng dụng các phương tiện marketing trực tuyến thường khác so với việc sử dụng các phương tiện truyền thống. Một số phương thức thông dụng trong marketing trực tuyến như sau:

* Quảng cáo trực tuyến

Trong phương thức này, các công ty mua không gian quảng cáo trên trang web được sở hữu bởi các công ty khác. Có sự khác biệt giữa quảng cáo trực tuyến và việc đưa nội dung lên trang web của mình, rất nhiều công ty đã nhầm lẫn giữa hai công việc này và nghĩ rằng trang web của mình chính là một quảng cáo trực tuyến. Quảng cáo trực tuyến có ý nghĩa rất đặc biệt trong hoạt động marketing: Khi một công ty trả tiền cho một khoảng không nhất định nào đó, họ cố gắng thu hút được người sử dụng và giới thiệu về sản phẩm và những chương trình khuyến mại của họ. Có nhiều nhiều cách để tiến hành quảng cáo trực tuyến. Ví dụ, các công ty có thể mua quảng cáo được đặt trong thư điện tử được gửi bởi những công ty khác. Hoặc đặt những banner quảng cáo trong các bản tin được gửi đi từ các website.

* Catalogue điện tử

Một trong những thay đổi so với marketing truyền thống là khả năng của các công ty để đưa mẫu sản phẩm lên mạng. Đó là tất cả các sản phẩm cho phép khách hàng nhìn thấy, tìm kiếm thông tin về tính năng sử dụng, chất liệu, kích thước... Thêm vào đó, những phiếu thưởng trực tuyến và những chương trình xúc tiến bán hàng khác sẽ tiết kiệm được chi phí cho các nhà marketing trực tuyến khi giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.

* Phương thức thư điện tử

Có ba loại marketing bằng thư điện tử.

Loại thứ nhất liên quan đến thư điện tử được gửi đi từ công ty đến người sử dụng nhằm mục đích quảng bá sản phẩm - dịch vụ, thúc đẩy khả năng mua hàng.

Dạng thứ hai của email là các kênh ngược lại; từ người sử dụng đến công ty. Người sử dụng mong muốn nhận được một sự gợi ý và những câu trả lời đầy đủ cho những đòi hỏi của họ. Theo Amazon.com, chức năng này rất quan trọng để phát triển quan hệ khách hàng và họ đã đưa một số nhân viên có tài năng vào trong dịch vụ khách hàng.

Hình thức thứ ba là thư điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng. Thư tín điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng được sử dụng để hỗ trợ các công ty marketing.(su tap tu vnnetsoft).

Nhan xet: Bai nay hinh nhu con hoi chung chung? Ai co cao kien gi thi vui long he lo? Cam on...

Thứ Năm, 3 tháng 6, 2010

Quản lý doanh nghiệp: Ðầu tàu hay con cua - Một mô hình quản lý mới do Ông Đỗ Thanh Năm đưa ra đăng trên Báo Nhịp Cầu Đầu Tư

Từ bỏ gánh nặng quản lý theo "đầu tàu" và phát huy ưu điểm của mô hình {con cua}, nhà quản lý sẽ tạo được sức mạnh tổng thể trong doanh nghiệp.

Ai cũng biết con cua có 8 cái chân và 2 cái càng. Mặc dù chỉ di chuyển theo chiều ngang, nhưng mỗi lúc di chuyển, 8 chân và 2 càng phối hợp với nhau rất nhịp nhàng và đồng bộ. Nếu không may mất đi 1, 2 càng hoặc chân, sự di chuyển của chúng vẫn không bị ảnh hưởng nhiều.

Nếu ví doanh nghiệp là con cua, lãnh đạo là 2 cái càng, các phòng ban và nhân viên là những cái chân, thì hoạt động của doanh nghiệp chắc chắn sẽ rất nhịp nhàng và đồng bộ. Vậy tại sao chúng ta không vận dụng ưu điểm của con cua vào việc quản lý nhằm phát huy tối đa khả năng đóng góp của từng cá nhân, phòng ban vào sự phát triển chung của doanh nghiệp?

Gánh nặng quản lý kiểu "đầu tàu"
Hiện, có không ít doanh nghiệp Việt Nam quản lý theo mô hình "đầu tàu", trong đó, lãnh đạo đóng vai trò đầu tàu, kéo theo toàn bộ "toa tàu" phía sau. Có trường hợp lãnh đạo đi nhanh quá, nhân viên theo không kịp, hoặc do nhân viên đi quá chậm, khiến khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên ngày càng lớn hơn. Ðiều này tạo ra một thói quen xấu: chỉ khi lãnh đạo đốc thúc, thì nhân viên mới làm việc. Vì thế, một khi lãnh đạo đi công tác xa, hay có việc gì bất ngờ, thì mọi hoạt động đều bị đình trệ.

Trong một doanh nghiệp, lãnh đạo vừa xác định hướng, vừa chạy mở đường, vừa kéo theo một nhóm nhân viên phía sau, sẽ không thể nào chạy nhanh và cũng không đủ sức để tham gia cuộc chạy đua đường dài. Có những lúc lãnh đạo thiếu sáng suốt, chắc chắn đầu tàu sẽ chạy lệch, dẫn đến toàn bộ nhân viên đều đi "trật đường ray". Và đến khi lãnh đạo muốn tìm người thay thế mình, thì không có ai có thể đứng ra đảm đương công việc.

Một doanh nghiệp mà sự phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào một số cá nhân, sẽ có những rủi ro nhất định và trên hết là không thể hiện đúng chức năng thật sự của lãnh đạo. Ðó là vai trò nâng cao tầm quan trọng và vị thế của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp để đóng góp của họ ngày càng nhiều hơn.

Trong khi đó, ở một số doanh nghiệp, lại xuất hiện trường hợp ngược lại: mỗi nhân viên, phòng ban cứ mạnh ai nấy chạy, không nhịp nhàng, không cùng một hướng, dẫn đến tình trạng người chạy nhanh phải chờ người chạy chậm, hoặc cứ đủng đỉnh đi, mặc cho đối thủ cạnh tranh bỏ xa mình. Những thói quen như thế đã đi vào cuộc sống hàng ngày của doanh nghiệp, buộc nhà lãnh đạo phải chọn mô hình quản lý theo kiểu "đầu tàu", nếu không sẽ khó đưa hoạt động doanh nghiệp đi vào nề nếp. Cách quản lý này chỉ có ưu điểm trong một giai đoạn nhất định và đến một lúc nào đó, sẽ xuất hiện những hạn chế như đã đề cập ở trên.
Lúc này, vận dụng những ưu điểm quản lý theo mô hình "con cua" lại phát huy tác dụng. Lãnh đạo phải bố trí công việc phù hợp với sở trường của từng nhân viên, tạo cơ hội để họ phát triển và tự khẳng định mình. Thông qua công việc cụ thể, lãnh đạo sẽ nắm rõ năng lực từng người để phát huy điểm mạnh của họ. Bản thân nhân viên, qua rèn luyện, sẽ trở nên vững vàng hơn, có thể gánh vác bớt trách nhiệm của lãnh đạo. Nếu trong doanh nghiệp, không tìm được người có năng lực phù hợp thì phải tuyển từ bên ngoài. Ðó chính là quá trình tạo ra những "cái chân con cua" vững chắc, có thể đảm đương những công việc quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động nhịp nhàng của doanh nghiệp. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để các phòng ban, nhân viên phối hợp với nhau một cách đồng bộ?
Ưu thế của mô hình "con cua"
Muốn làm được điều này, doanh nghiệp phải tập luyện. Cách hiệu quả nhất là lên kế hoạch làm việc rõ ràng, đồng bộ, chuyên nghiệp cho từng cá nhân, từng phòng ban và toàn doanh nghiệp. Ðối với cá nhân, cuối mỗi ngày làm việc, mỗi người nên dành ra 5 phút để viết kế hoạch làm việc cho ngày hôm sau. Thực tế chứng minh, chỉ bỏ ra 5 phút để viết kế hoạch, các nhân viên sẽ tiết kiệm được 1 giờ làm việc, kết quả đạt được sẽ cao hơn, mức độ năng động của mỗi cá nhân và doanh nghiệp cũng được nâng lên. Kế hoạch làm việc rõ ràng sẽ giúp mỗi người nhận ra điểm mạnh của mình thông qua việc so sánh mục tiêu và kết quả đạt được. Từ đó, bằng cách tổ chức công việc theo thế mạnh, mỗi người sẽ có đóng góp cao nhất cho doanh nghiệp.
Ðối với kế hoạch từng phòng ban và cho cả doanh nghiệp, thì mức độ đòi hỏi sẽ cao hơn. Khi mỗi bộ phận lập kế hoạch, đừng quên mời các bộ phận, cá nhân có liên quan tham gia. Trong quá trình lập kế hoạch, phải đảm bảo tính chính xác và khả thi trong việc đặt ra mục tiêu; từ mục tiêu, xác định các công việc cần làm theo tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng, quan hệ nhân quả, thứ tự ưu tiên; đối với mỗi công việc, phải làm rõ lợi ích của chúng, bộ phận hay cá nhân nào sẽ thực hiện, bộ phận nào sẽ hỗ trợ (phải có sự phân công công việc, trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng), phương pháp thực hiện (cách tiếp cận vấn đề, quy trình thực hiện, phương pháp dự phòng nếu có), thời gian thực hiện (khi nào bắt đầu, kết thúc, thời gian chậm trễ cho phép, những thiệt hại, ảnh hưởng do chậm trễ gây ra), nơi thực hiện, phương tiện cần sử dụng, ngân sách cho việc thực hiện. Doanh nghiệp cần cụ thể hóa kế hoạch theo tuần, tháng, quý, năm. Nếu được hỗ trợ bởi công nghệ thông tin, việc lập kế hoạch sẽ không tốn nhiều thời gian. Khi cần thiết thay đổi một công việc nào đó, các công việc khác tự động thay đổi theo hoặc được báo để điều chỉnh kịp thời.
Ví dụ, một doanh nghiệp, sau một thời gian nghiên cứu, nhận thấy chi phí sản xuất quá cao đã làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Doanh nghiệp đó đặt ra mục tiêu hạ 10% giá thành sản xuất của nhà máy. Như vậy, các công việc cần làm sẽ bao gồm giảm tồn kho, giảm chi phí mua hàng, tăng năng suất, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí hoạt động. Khi xác định nguyên nhân chính là do chất lượng nguyên vật liệu kém, doanh nghiệp tiến hành làm việc lại với nhà cung ứng để có được nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn và giá cả hợp lý bên cạnh việc tăng cường các biện pháp kiểm soát chất lượng. Ðồng thời, với việc tìm kiếm các nhà cung cấp mới, doanh nghiệp sẽ đa dạng hóa được nguồn nguyên liệu. Bộ phận phụ trách có thể triển khai công việc này trong tháng, đến cuối tháng sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá và mời Ban giám đốc và các phòng ban khác tham dự.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lập hệ thống kiểm soát kế hoạch hiệu quả, khuyến khích từng phòng ban tự kiểm soát, đồng thời xây dựng bản mô tả công việc rõ ràng để mỗi nhân viên tự chấn chỉnh. Doanh nghiệp cũng phải thúc đẩy sự chia sẻ thông tin giữa các cá nhân và bộ phận trong doanh nghiệp, phải lấy sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban làm một trong những cơ sở để điều chỉnh sơ đồ tổ chức.
Doanh nghiệp có thể trực tiếp vận dụng ưu điểm của mô hình con cua vào trong quản lý, hoặc thực hiện gián tiếp bằng cách nhờ nhà tư vấn. Làm được điều này, doanh nghiệp sẽ hạn chế tối đa chi phí phát sinh, chi phí không tạo ra giá trị gia tăng và trên hết là trở thành một khối vững chắc trong cuộc chạy đua đường dài.
Th.sĩ ÐỖ THANH NĂM
Chủ tịch - Giám đốc Công ty Tư vấn và Hỗ trợ Chiến lược Win-Win

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2010

Xin chào tất cả các bạn học kinh tế

Day la trang giup cac ban co noi de trao doi ve viec hoc, tim kiem tai lieu va nhieu thuc khac huu dung cho cong viec hoc tap va van dung nhung kien thuc da hoc vao thuc te.
Chinh vi vay trang quan tri kinh doanh hue rat mong tat ca cac ban dong gop y kien, chia se kinh nghiep quan tri, CEO va tai lieu hoc tap.
Chan thanh cam on
Chuc cac ban hoc tap tot va thanh cong