Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2010

Kim Tứ Đồ của Robert Kiyosaki


Phần 1: Bạn đang ở đâu trong kim tứ đồ

Bạn là người quan tâm đến Đầu tư ? Bạn đang làm công việc đầu tư hay mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực này ? Bạn có hiểu " Đầu tư " có nghĩa là gì không ?

Đầu tư là từ để chỉ việc đem công sức, trí tuệ, tiền bạc làm một việc gì nhằm đem lại kết quả, lợi ích nhất định. ( ví dụ : đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản.. )

Kiyosaki nhấn mạnh vào cái ông gọi là "giáo dục tài chính". Ông nói rằng các kỹ năng trong cuộc sống có thể học được tốt nhất qua kinh nghiệm và đó là các bài học không bao giờ được giảng dạy trong nhà trường. Ông cho rằng cách giáo dục truyền thống chủ yếu chỉ dành cho những ai muốn trở thành người làm thuê hay làm tư nhân, và đó là tư tưởng của "thời đại công nghiệp". Và theo Kiyosaki, để có được sự tự do về tài chính, mọi người cần có doanh nghiệp riêng hoặc trở thành một nhà đầu tư.

Trong cuốn sách, Kiyosaki trình bày về một thứ gọi là" Kim tứ đồ CASHFLOW " :

Trong đó tiền trên thế giới được kiếm ra được miêu tả như trong hình. Hình vẽ gồm có bốn nhóm, chia ra bởi hai đường thẳng. Ở mỗi nhóm có một chữ đại diện cho cách mà cá nhân kiếm tiền. Các chữ đó là:

* E: Người làm thuê (Employee) - làm việc cho người khác.
* S: Người làm tư nhân hoặc chủ một doanh nghiệp nhỏ (Self-employed/Small business owner) - nơi một người có công việc riêng và trở thành chủ của chính họ.
* B: Chủ doanh nghiệp (Business owner) - nơi một người có một "hệ thống" kiếm tiền, tốt hơn so với một công việc để kiếm tiền.
* I: Nhà đầu tư (Investor) - Dùng tiền để nhận một số tiền hoàn lại rất lớn.


Những ai ở bên trái (E và S), thì người đó không bao giờ đạt được sự giàu có thật sự. Ngược lại, những ai ở phía bên phải (B và I), thì đang theo con đường đúng duy nhất để đạt tới sự giàu có thật sự.

Bạn có tự mình trả lời được là tại sao lại như vậy không ? Rất đơn giản.

E ( Empl0yee ): Người làm thuê, với mức lương không đủ chi, liệu có thể đi làm cả đời với ước mơ trở thành người giàu có không? Bạn có thể đáp trả lại tôi rằng vẫn có những người làm ở công ty nước ngoài, với chức vụ quản lý, hay CEO, với mức lương cao ngất ngưởng. Nhưng bạn đừng quên nhà nước vẫn luôn sẵn sàng đánh thuế bạn ( một cách triệt để nhất ). Nhân viên không đi làm thì không có lương, nhưng điều quan trọng nhất là mức lương mà bạn cho là "cao ngất ngưởng" ấy không bằng một cái móng tay của ông chủ công ty của bạn.

S ( Self-employed ) : Người làm tư nhân, họ là những người kinh doanh cá thể, họ tự mở cửa hàng và quản lý cửa hàng của chính họ. Kinh doanh cá thể thì ở Việt nam không thiếu, từ cửa hàng vi tính, hàng internet, cafe, đến hàng ăn, trà đá.. Thu nhập của họ phụ thuộc vào việc họ điều hành cửa hàng của họ như thế nào, thu nhập sẽ không ổn định và chứa nhiều rủi ro.

Kiyosaki nói rằng, những người nằm ở phía E và S là những người chỉ biết " làm việc cho đồng tiền ".

Mời xem tiếp phần 2: Kim Tứ Đồ của Robert Kiyosaki- Người làm thuê hay nhà đầu tư?

Kim Tứ Đồ của Robert Kiyosaki (phần 2)

Phần 2: Người làm thuê hay nhà đầu tư? (tiếp theo phần 1)

E ( Empl0yee ): Người làm thuê, với mức lương không đủ chi, liệu có thể đi làm cả đời với ước mơ trở thành người giàu có không? Bạn có thể đáp trả lại tôi rằng vẫn có những người làm ở công ty nước ngoài, với chức vụ quản lý, hay CEO, với mức lương cao ngất ngưởng. Nhưng bạn đừng quên nhà nước vẫn luôn sẵn sàng đánh thuế bạn ( một cách triệt để nhất ). Nhân viên không đi làm thì không có lương, nhưng điều quan trọng nhất là mức lương mà bạn cho là "cao ngất ngưởng" ấy không bằng một cái móng tay của ông chủ công ty của bạn.

S ( Self-employed ) : Người làm tư nhân, họ là những người kinh doanh cá thể, họ tự mở cửa hàng và quản lý cửa hàng của chính họ. Kinh doanh cá thể thì ở Việt nam không thiếu, từ cửa hàng vi tính, hàng internet, cafe, đến hàng ăn, trà đá.. Thu nhập của họ phụ thuộc vào việc họ điều hành cửa hàng của họ như thế nào, thu nhập sẽ không ổn định và chứa nhiều rủi ro.

Kiyosaki nói rằng, những người nằm ở phía E và S là những người chỉ biết " làm việc cho đồng tiền ".

Những người thuộc góc B , I thì đang theo con đường đúng duy nhất để đạt tới sự giàu có thật sự.

B ( Business owner ) : Doanh nhân, những người có trong tay số lượng vốn không nhỏ, đủ để có thể thành lập nên công ty của chính họ. Để thành lập một doanh nghiệp và vận hành nó trơn tru, bạn cần một vốn kiến thức và kĩ năng tương đối lớn. Không chỉ vậy, nó còn yêu cầu bạn phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, những mối quan hệ sâu rộng liên quan đến lĩnh vực của bạn. Ngoài ra bạn còn phải luôn sẵn sàng để mắt đến những đối thủ cạnh tranh của mình. Rủi ro không phải tương đối cao, mà là rất cao.

Những doanh nhân thành đạt là những người đạt được sự tự do về tài chính. Kiyosaki nói rằng, họ đã biết cách " bắt đồng tiền phục vụ cho mình ".

Nhưng, mở doanh nghiệp không phải lựa chọn duy nhất, chúng ta vẫn còn một lựa chọn thông minh khác, đó là Đầu tư.

I (Investor) : Nhà đầu tư, theo ta đã biết, là người đem công sức, trí tuệ, tiền bạc làm một việc gì đó, nhằm mang lại kết quả mong muốn. Kết quả cụ thể nhất chính là đồng Tiền. Đầu tư một khoản tiền nhỏ nhằm mang lại một khoản tiền lớn hơn.

Hiện nay có rất nhiều lĩnh vực mà ta có thể tham gia đầu tư. Chứng khoán ở Việt nam thời điểm này có vẻ không phải một lựa chọn sáng suốt lắm, khi mà ở đây số lượng những nhà " đầu cơ " nhiều hơn những nhà đầu tư (đúng nghĩa) rất nhiều. Bất động sản thì cũng không sáng sủa lắm, theo mấy ông báo chí nói thì BĐS nước ta đang lâm vào tình trạng đóng băng. Băng có đóng hay không không biết, chỉ biết là đất đai đã bị giới đầu cơ BĐS gom hết từ đời thủa nào rồi. Dự án chưa được công bố, thì đất đã được mua hết rồi...

Liệu có còn cơ hội cho những nhà đầu tư non trẻ ? Câu trả lời là Có.
Tuy nhiên, việc này đòi hỏi sự tìm tòi và khả năng dự đoán. Bạn hãy để ý mọi việc xung quanh, tôi chắc bạn sẽ tìm ra một vài cơ hội thích hợp. (Sưu tầm)

Xem Phần 1: Bạn đang ở đâu trong kim tứ đồ

Hai cách đơn giản và nhanh chóng để trở thành chủ kinh doanh

Có hai cách đơn giản và nhanh chóng để trở thành chủ của cơ sở kinh doanh hay chủ một doanh nghiệp:
1. Mua lại một cơ sở kinh doanh
Đây việc là cách nhanh chóng nhất để làm chủ. Tuy nhiên, để làm được việc này, bạn phải là người có tiền hay là giàu có.
Việc mua lại cơ sở kinh doanh phải được cẩn trọng lựa chọn để đạt được lợi ích lớn nhât.
Nhiều người thích mua lại cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, việc này tốt rất nhiều tiền để làm chủ được cở sở ấy.
Một số người khác lại mua lại cơ sở kinh doanh đang bị đình trệ hay tụt dốc. Đây là việc mạo hiểm. Mặc dầu vậy, bạn chỉ chi ra ít tiền hơn so với việc mua lại một cơ sở đang ăn nên làm ra. Chỉ cần bạn đủ khả năng để ổn định và phát triển cơ sở kinh doanh này. Có như thế thì bạn sẽ trở thành một ông chủ thật sự rồi đấy.
2. Mua nhượng quyền kinh doanh
Việc trả tiền cho việc nhận nhượng quyền kinh doanh cũng là cách để trở thành chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nhận nhượng quyền bạn cần phải chú ý:
Người nhượng quyền kinh doanh được quyền nhận tiền bán quyền kinh doanh và có thể thu phần trăm từ lợi nhuận kinh doanh mà bạn làm ra.
Cơ sở kinh doanh mà bạn mua từ việc nhượng quyền kinh doanh phải tuân thủ theo nguyên tắc hoạt động của cơ sở nhượng quyền và chịu sự giám sát của chủ nhượng quyền.
Tùy theo khả năng và sở thích của bạn, bạn hãy lựa chọn cho mình cách thức phù hợp. Chúc các bạn thành công. (Bài của quantrikinhdoanhhue)

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2010

Cơ Hội Kinh Doanh

Cơ hội kinh doanh luôn xuất hiện đâu đó quanh chúng ta. Nhưng làm thế nào để nắm bắt và chớp lấy đúng cơ hội phù hợp với năng lực của chúng ta?
Tất nhiên, ai cũng quan tâm liệu cơ hội kinh doanh đó có khả năng mang lại lợi nhuận cho mình hay không?
Cơ hội kinh doanh phù hợp với bạn sẽ được từng bước phân tích và hướng dẫn.
Hơn nữa, rất mong các bạn chia sẽ cơ hội kinh doanh và hợp tác kinh doanh cùng nhau tại trang này.
Chúc các bạn tìm thấy cơ hội kinh doanh tố và đừng bỏ lỡ cơ hội phù hợp nhé!

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2010

Marketing khi khởi nghiệp (phần 1)

(Phần 1)
Khi chuẩn bị khởi nghiệp, các chủ doanh nghiệp thường chú trọng đến các con số trong kế hoạch kinh doanh, coi trọng doanh thu, lợi nhuận mà quên đi những vấn đề cơ bản nhất về tiếp thị (Marketing). Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến marketing mà doanh nghiệp phải quan tâm ngay khi khởi nghiệp để định hướng cho hoạt động kinh doanh ngắn hạn một cách hiệu quả.

1. Xây đựng hình ảnh doanh nghiệp.
Khi mới ra đời, doanh nghiệp có một hình ảnh nhất định từ chính nhận thức cua khách hàng và công chúng, cho dù chủ doanh nghiệp có muốn điều đó hay không. Vì vậy, nếu không kiểm soát điều này ngay từ đầu, doanh nghiệp sẽ có thể mang một hình ảnh không như mong muốn và khó sửa đổi về sau. Hình ảnh không chỉ là những yếu tố bên ngoài, mà còn bao gồm cả những quan điểm, niềm tin, suy nghĩ, cảm nhận và tầm nhìn của khách hàng về doanh nghiệp.

2. Xây dựng thương hiệu.
Ngày nay, người tiêu dùng bình thường cũng có thể nhận ra không ít logo của các doanh nghiệp. Điều mà doanh nghiệp cần làm là đảm bảo sao cho logo của mình cũng có được khả năng nhận diện như vậy từ lúc mới ra đời. Mục đích của doanh nghiệp là làm cho khách hàng dễ nhớ đến mình. Vì vậy, cần xây dựng một thương hiệu có hình ảnh đơn giản nhưng độc đáo. Hình ảnh và thiết kế của logo cùng cách trang trí văn phòng, trụ sở làm việc, đồng phục của nhân viên... là những yếu tố tạo nên hình ảnh của thương hiệu, do đó chúng cần phải được quan tâm ngay từ những ngày đầu tiên. Nếu xây dựng được một thương hiệu tốt thì uy tín của doanh nghiệp sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của doanh nghiệp.

3. Quảng bá cho sản phẩm. Doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm tốt nhất trên thị trường nhưng nếu khách hàng không biết đến thì họ sẽ không mua nó. Vì vậy, doanh nghiệp phải làm cho khách hàng biết được sự có mặt của mình trên thị trường và dễ dàng liên hệ mua hàng của doanh nghiệp thay vì tìm đến các đối thủ cạnh tranh khác.

4. Phân khúc thị trường. Doanh nghiệp có thể thử nghiệm nhiều thị trưởng khác nhau và tiếp thị nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, nhưng không thể bán sản phẩm của mình cho tất cả khách hàng được. Hãy thử tiếp cận một số thị trường cụ thể và những khách hàng có khả năng hưởng lợi từ sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp nhiều nhất. Những tiêu chí phổ biến để phân khúc thị trường là tuổi tác, tôn giáo, giới tính và giá cả.

Xem tiếp phần 2: http://quantrikinhdoanhhue.blogspot.com/2010/07/marketing-khi-khoi-nghiep-phan-2.html

Marketing khi khởi nghiệp (phần 2)

Phần 2:
5. Gửi thư trực tiếp. Việc gửi những lá thư trực tiếp đến người tiêu dùng có hiệu quả không kém việc gửi một bức thư điện tử. Đối với khách hàng, có một thứ gì đó để cầm trên tay dường như vẫn là một hình thức tiếp thị tốt hơn việc độc thông tin trên màn hình máy tính.

6. Tiếp thị bằng điện thoại. Đừng nên “dội bom" khách hàng bằng những cuộc điện thoại tiếp thị. Nên biến cuộc điện thoại tiếp thị thành một cuộc hỏi thăm lịch sự hoặc đưa ra một lời mời chào cung cấp cho khách hàng một thứ gì đó miễn phí. Rất có thể vào cuối cuộc gọi, khách hàng sẽ tự nguyện mua hàng. Điều này sẽ làm giảm áp lực đáng kể cho các nhân viên bán hàng khi phải thực hiện các cuộc gọi cho những khách hàng chưa hề quen biết để chào hàng. Nói cách khác, khi nhân viên bán hàng bắt đầu cuộc điện thoại với khách hàng mà không hề đê cập đến chuyện mua bán thì khả năng khách hàng muốn tiếp tục câu chuyện rất cao.

7. Tiếp thị qua Internet. Một trang web được xây dựng hoàn chỉnh với sự giúp đỡ của các chuyên gia sẽ là một công cụ đắc lực để tăng cường sự nhận biết của khách hàng và tạo thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thực tế cho thấy thời gian "sống trên mạng" của nhiều khách hàng dài hơn thời gian dành cho bất cứ hoạt động nào khác trong ngày của họ.

8. Nỗ lực bán hàng. Doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không bán được hàng. Để bán được hàng, doanh nghiệp phải có thái độ thích hợp. Thái độ là một yếu tố có thể kiểm soát dễ dàng. Để bán hàng thành công, các nhân viên bán hàng cần phải có thái độ tích cực và có niềm tin đối với sản phẩm hay dịch vụ mà mình đang chào bán.

9. Thử nghiệm và đánh giá. Dù cho thực hiện bất cứ hoạt động tiếp thị nào thì doanh nghiệp vẫn phai theo dõi hiệu quả của nó, từ đó duy trì những hoạt động có tác dụng tốt nhất và loại bỏ những hoạt động không hiệu quả. (theo Doanhnhan360 từ nguồn Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần)

xem phần 1: http://quantrikinhdoanhhue.blogspot.com/2010/07/marketing-khi-khoi-nghiep-phan-1.html

Sai lầm muôn thuở trong kinh doanh

Một sai lầm muôn thuở trong kinh doanh là chú trọng vào việc hoàn tất một hợp đồng hơn là mở ra một mối quan hệ mới. Thử đặt mình vào vi trí của khách hàng, nếu một người luôn hối thúc bạn nhanh chóng chấp nhận mọt thỏa thuận mua bán, ngay lập tức bạn sẽ đặt nghi vấn. Có gì không minh bạch đằng sau sự nóng vội đó? Thỏa thuận này có đáng tin cậy không?

Một nhà kinh doanh siêu đẳng là người mà khách hàng tự tìm đến để mua sản phẩm của anh ta chứ anh ta không phải bán một thư gì cả. Để đạt đến đẳng cấp này, bạn phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và tạo lòng tin nơi khách hàng ngay từ đầu. Có thế bạn sẽ thất bại trong lần tiếp xúc đầu tiên với khách hàng, thậm chí là liên tục thất bại trong những lần tiếp theo. Nhưng đừng vì vậy mà quên đi việc xây dựng hình ảnh tốt đẹp của bạn trong mắt khách hàng. Hãy gửi đến họ nhang thư giới thiệu một cách đều đặn. Những thư giới thiệu này không chỉ nói về bạn mà luôn nhớ rằng, nhu cầu của khách hàng là trên hết, hãy luôn hướng đến lợi ích của họ. Theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng và giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với họ trong từng giai đoạn. Thực tế cho thấy, những khách hàng khó tính nhất cũng thường là khách hàng trung thành nhất. Và yếu tố quan trọng nhất để chinh phục những khách hàng này, cũng là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với nhà kinh doanh, chính là sự uy tín. (theo doanhnhan360 từ nguồn Tạp Chí Nhịp Cầu)

Bảy bước chiến lược cho nhà kinh doanh (Phần 1)

Bài 1: 7 bước chiến lược
Thương trường là cuộc tỉ thí cam go, mà nhiều người đã thất bại và bở cuộc. Nhưng cũng có người dường nhủ sinh ra để làm kinh doanh, doanh thu của Công ty họ lên như diều gặp gió. Vậy bí quyết của họ là gì?

Sự khác biệt lớn nhất giữa một nhà kinh doanh thành công và người thất bại là kỹ năng giao tiếp với khách hàng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Sau đây, là 7 bước bạn nên thực hiện trước khi có cuộc hẹn đầu tiên với khách hàng.
Bước 1: "Bạn bán cái gì?"

Sản phẩm hay dịch vụ mà Công ty của bạn cung cấp là gì và đặc biệt là nó giúp gì cho khách hàng. Trả lời câu hỏi này rất quan trọng. Vì nó là bản tự giới thiệu của bạn đối với khách hàng tiêm năng. Hãy tập trả lời câu hỏi này thường xuyên sao cho mỗi khi cần giới thiệu, bạn luôn trình bày nó một cách ngắn gọn, súc tích và gây được ấn tượng ngay từ đầu.

Buớc 2: "Điều gì làm nên sự khác biệt của bạn so với các đối thủ?"

Khách hàng thường chỉ xoáy vào một điểm khác biệt nhất giữa Công ty của bạn và Công ty đối thủ, về giá cả chằng hạn. Do đó, bạn phải hiểu rõ đối thủ như hiểu chính mình để có sự so sánh chính xác nhất về những mặt mạnh, mặt yếu của cả hai bên. Hay dùng những điểm mạnh của mình để bù đắp cho nhang điểm yếu chứ đừng cố né tránh nó.

Bước 3: “Tại sao là Công ty bạn mà không phải là Công ty khác?”

Hãy giải thích một cách cặn kẽ và tận tình nhất tại sao mọi người lại chọn mua sản phẩm của bạn hơn là của nhang đối thủ khác. Bạn phải thu thập ý kiến phản hồi tích cực từ những khách hàng “ruột" để làm dẫn chứng cho những gì bạn nói.


Bước 4: Giá cả luôn là vấn đề quan trọng

Hãy thuộc nằm lòng câu trả lời: "Mặc dù chúng tôi không phải lúc nào cũng đưa ra những cái giá rẻ nhất, nhưng khách hàng vẫn chọn chúng tôi vì...". Và cách thông minh nhất là mượn tên những khách hàng có tiếng để tăng thêm giá trị lập luận của bạn.

(xem tiếp phần 2: http://quantrikinhdoanhhue.blogspot.com/2010/07/bay-buoc-chien-luoc-cho-nha-kinh-doanh_21.html )

Bảy bước chiến lược cho nhà kinh doanh (phần 2)

Phần 2:
Buớc 5: Tìm hiểu cặn kẽ về khách hàng

Để chuẩn bị thật tốt cho cuộc gặp gỡ "mặt đối mặt" với khách hàng, hãy bỏ thời gian tìm hiểu họ. Bằng nhiều nguồn khác nhau, có thể là Internet, website của Công ty khách hàng, phương tiện thông tin đại chúng hoặc ngay cả các đồng nghiệp của bạn cũng có thề giúp bạn thu thập thông tin.

Bước 6: Luôn chủ động dẫn dắt câu chuyện

Hãy vạch sẵn những điều bạn muốn nói và luôn là người mở đầu câu chuyện. Thông thường, bạn nên mở đầu bàng cách tự giới thiệu về Công ty mình, tiếp đó, đừng quên hỏi về đối tác. Đây là bước then chốt trong toàn bộ cuộc hẹn nên bạn phải luôn chuẩn bị sẵn sàng mọi câu hỏi và câu trả lời. Câu nào nên là câu mờ đầu và câu nào nên là câu kết thúc. Nên nhớ rằng, quá trình bán hàng là một cuộc đối thoại lâu dài và lời nói là vũ khí của một nhà kinh doanh, hay cố gắng mài dũa cho thật sắc bén.


Bước 7: Tiên liệu mọi tình huống

Bạn mong chờ gì sau khi kết thúc buổi hẹn? Dĩ nhiên là sự hài lòng của khách hàng và những tín hiệu cho thấy họ đã sẵn sàng hợp tác. Để nắm bắt cơ hội này, hãy luôn chuẩn bị bước tiếp theo. Có hai hướng đi cho bước kế tiếp này. Một là, chuẩn bị cuộc gặp thứ hai với khách hàng ngay trong tuần đó để bàn bạc về phòng kế hoạch sơ bộ. Cuộc hẹn lần này chắc chắn sẽ cần sự đầu tư nhiều hơn, bạn phải hiểu tường tận nhu cầu của khách hàng thì mới có thể làm cho họ hài lòng. Nên nhớ ràng, sự tận tụy của bạn sẽ tạo ấn tượng tốt và niềm tin cho khách hàng. Tuy nhiên, đừng quá hy vọng rằng, mọi chuyện sẽ suôn sẻ và hãy luôn chuẩn bị kế hoạch dự phòng. Nếu khách hàng mà bạn vừa gặp chưa đồng ý mua sản phẩm của bạn, hãy đề nghị gặp những người khác trong cùng bộ phận với người đó. Tiếp theo, bạn sẽ phỏng vấn những người này và làm một bản tổng kết về những thông tin bạn thu thập được. Khi bạn nắm vững mọi thông tin về khách hàng thì cơ hội "bắt" được họ sẽ cao hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn bỏ qua cơ hội lần này thì lượng thông tin đó cũng sẽ giúp bạn trong tương lai. Không bao giờ bỏ cuộc cũng là phẩm chất thiết yếu đối với nhà kinh doanh.(theo Nhất Nguyên- doanhnhan360 của nguồn Tạp chí nhịp cầu)

( xem phần 1: http://quantrikinhdoanhhue.blogspot.com/2010/07/bay-buoc-chien-luoc-cho-nha-kinh-doanh.html )

Thực chất chiến lược kinh doanh là gì?

+ Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn (phương hướng)
+ Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó (thị trường, quy mô)?
+ Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên những thị trường đó (lợi thế)?
+ Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng lực kỹ thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh được (các nguồn lực)?
+ Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (môi trường)?
+ Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và ngoài doanh nghiệp cần là gì (các nhà góp vốn)? (theo chungta)

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2010

Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi

Kotler hoàn toàn đồng ý với lời kêu gọi này. Quảng cáo đã được chú trọng quá nhiều trong quá khứ, đặc biệt là các quảng cáo truyền thông quy mô lớn. PR vẫn còn khá mới mẻ và chưa được quan tâm đúng mức. PR bao gồm rất nhiều công cụ khác nhau: xuất bản phẩm, sự kiện, tin tức, tham gia cộng đồng, vận động hành lang và đầu tư cho xã hội,…. Khi một khách hàng nhìn thấy một quảng cáo, họ biết ngay đó là một… quảng cáo, và họ cố gắng tránh xa nó.
PR rõ ràng có một cơ hội tốt hơn để truyền tải thông điệp của bạn tới đông đảo mọi người. Hơn nữa, những thông điệp PR có thể làm mới lại và đáng tin cậy hơn. PR được trang bị những công cụ tốt hơn để xây dựng một hình ảnh đẹp về sản phẩm hay dịch vụ mới. Có thể thấy, mối quan tâm tới PR đang gia tăng – minh chứng rõ nét nằm ở đầu đề cuốn best-selling gần đây của Al và Laura Ries – Quảng cáo thoái vị, PR lên ngô. (theo Lienket247)

Mù quáng không nhận ra những thay đổi lớn trên thị trường giao tiếp truyền thông

Về vấn đề các công ty vẫn tiếp tục chi tiền cho quảng cáo trên truyền hình, thậm chí ngay cả khi các kênh truyền hình mới ra đời ngày một nhiều, và họ không nhận ra rằng tính hiệu quả của phương thức này đang suy giảm.

Các công ty dường như vẫn mù quáng không nhận ra những thay đổi lớn trên thị trường giao tiếp truyền thông. Việc quảng cáo với tần xuất lớn, lãng phí tiền bạc và chọc tức mọi người đã trôi qua. Kotler khuyên rất nhiều khách hàng nên giảm dần ngân quỹ dành cho quảng cáo trên truyền hình.

Nếu quốc gia của bạn chỉ có một vài đài truyền hình, một vài đài truyền thanh và một số ít tờ báo, thì chiến lược quảng cáo trên các phương tiện này sẽ rất hiệu quả. Nhưng khi một quốc gia có hàng trăm đài truyền hình, hàng nghìn tờ báo, thì việc tiếp cận một số lượng đông đảo người xem sẽ rất tốn kém.Thậm chí cả những quảng cáo tại các sự kiện hay giải thể thao lớn như Olympic cũng đang mất dần tính hiệu quả. Sự phân đoạn mạnh mẽ của thị trường yêu cầu các nhà tiếp thị cần thay đổi mục tiêu tiếp thị và quan tâm tới tiếp thị cá nhân. Hành động này sẽ giúp các công ty tiết kiếm đáng kể chi phí quảng cáo. Liệu có hiệu quả với việc quảng cáo thức ăn cho mèo trên đài truyền hình quốc gia nếu chỉ có chưa tới 25% gia đình nuôi mèo?(theo Lienket247)

Các giải pháp thay thế khi dường như các quảng cáo trên truyền hình đang mất dần sự hiệu quả

Theo Kotler, ngày nay trung bình một người bình thường nhận được hàng trăm quảng cáo mỗi ngày. Quảng cáo trên truyền hình mất đi tính hiệu quả vì sự gia tăng chóng mặt số lượng các quảng cáo, số lượng các kênh truyền hình cũng như việc giảm thời lượng xem truyền hình của người xem. Kết quả là các nhà tiếp thị phải quan tâm tới những phương thức khác để thu hút sự chú ý của mọi người. Dưới đây là một số giải pháp:

Nhà tài trợ. Thông qua chương trình tài trợ, các công ty có thể đặt logo của mình trên các sân vận động, in trên quần áo vận động viên, hay trên sân khấu trình diễn,… để thu hút sự chú ý của mọi người.
Được đề cập tới trong các show truyền hình, các buổi trò chuyện trước công chúng,… Tại Mỹ, trong một show truyền hình buổi tối, MC nổi tiếng David Letterman thường đề cập một cách gián tiếp tới các nhãn hiệu nổi tiếng và các lời khuyên mua sắm.
Sắp đặt, bố trí sản phẩm. Trong bộ phim 007 nổi tiếng, Die Another Day, điệp viên James Bond lái chiếc xe Aston Martin, sử dụng điện thoại di động Sony và đeo chiếc đồng hồ sang trọng hiệu Omega. Các sản phẩm cũng được đề cập tới trong các cuốn truyện 007.
Xúc tiến trên đường phố. Nhiều hãng điện thoại di động đã thuê những nam nữ diễn viên nổi tiếng đi lại trong những khu vực đông người và đề nghị người qua đường chụp cho họ một tấm hình sử dụng chiếc điện thoại di động mới. Rõ ràng rằng người chụp ảnh sẽ rất ấn tượng và nói với mọi người về chiếc điện thoại di động có chụp hình đó.
Chứng thực của những nhân vật nổi tiếng. Lời chứng thực chất lượng sản phẩm của siêu sao bóng rổ Michael Jordon đã giúp doanh số bán hàng của Nike tăng vọt. Hay lời chứng thực bất ngờ của cựu thượng nghị sỹ Mỹ Bob Dole đã khiến cả nước Mỹ quan tâm tới Viagra.
Quảng cáo trên thân thể. Nhiều sinh viên đại học Mỹ trong thời gian qua đã đồng ý để hãng Dunkin Donuts in logo trên trán họ trong một thời gian nhất định.
(Theo Lienket247. com)